Bà cụ Lý gần như là người có phúc nhất trong làng.

Cụ sống đến 90 tuổi mới qua đời.

Nhưng ai nấy đều nói, cụ Lý không phải là mất, mà là công đức viên mãn rồi, đi làm thần tiên rồi.

Vì sao lại nói vậy? Vì cụ thật sự là một người rất khiến người ta yên tâm.

Cả đời cụ sức khỏe rất tốt, mãi đến hai ba năm gần đây mới thỉnh thoảng cảm mạo, mà cũng chỉ là chuyện nhỏ.

Chân tay vẫn nhanh nhẹn lắm.

Ngay cả ngày mất, bà cụ 90 tuổi vẫn còn ra ngoài đỡ đẻ cho người ta.

Bà đỡ cho một sản phụ ở làng bên, vì ngôi thai không đúng, người ta còn đặc biệt thuê xe bò sang rước cụ đi.

Dù tuổi cao, cụ vẫn rất lanh lẹ, đến nơi đỡ đẻ thành công.

Người ta đưa phong bì không lớn, nhưng cụ cũng chẳng chê bai, cẩn thận dặn dò xong mới quay về.

Về đến nhà, cụ ngủ một giấc, vì đỡ đẻ cũng hao sức, mà tuổi cụ thì cao rồi, sao mà không mệt cho được?

Sau khi ngủ dậy, bà cụ nở nụ cười, bảo bố Lý Thái Sơn đi gọi mấy anh em trong nhà đến.

Trước mặt mấy người con tóc bạc da mồi, cụ dặn dò hậu sự.

Cụ lấy ra toàn bộ tiền dành dụm bao năm qua, nói:

“Đây là tiền lo việc tang, không cần tụi bây bỏ ra đồng nào, chừng này là đủ rồi.”

Bố Lý Thái Sơn và mấy anh em hoảng hốt, vội nói cụ nói bậy bạ gì đó.

Bà cụ chỉ cười, rồi cùng con cháu ăn bữa tối.

Cụ còn cười nói:

“Xuân Hoa lên thủ đô giúp Thái Sơn rồi. Thằng nhỏ Thái Sơn thích theo chân Chu Dã lắm, nhưng mà đừng nói, sau này nó là đứa thành đạt nhất, theo đúng người rồi, bám phúc tinh thì không sai đâu.”

Xuân Hoa là tên của mẹ Lý Thái Sơn.

Mọi người vẫn lo lắng, nhưng cụ từ trước đến nay vẫn là người khiến cả nhà an tâm.

Sau bữa tối, cụ tắm rửa, thay bộ đồ yêu thích nhất,một bộ áo thêu hoa cỏ rất đẹp.

Ai cũng lo lắng trong lòng, nhưng bà cụ lại không để ai lo, nói thấy mệt, tự lên giường đi ngủ.

Trước khi ngủ còn dặn:

“Sinh lão bệnh tử là chuyện thường. Ai chẳng phải đi một lần? Đừng hoảng.”

Cụ nói đã sống đến tuổi này là mãn nguyện rồi.

Trong làng có bao nhiêu người đáng lẽ trẻ hơn cụ một đời, mà mười mấy hai chục năm trước đã mất hết rồi.

Cụ sống đến giờ, đã là có phúc rồi.

Và đúng vậy, trong giấc ngủ ấy, cụ yên lành mà đi.

Khuôn mặt vẫn mang nét an nhiên, cứ như đang ngủ say mà hóa tiên.

Khi Chu Dã và những người khác trở về nghe tin, ai cũng xúc động, nói cụ đúng là người có đại phúc khí, đi là để làm thần tiên.

Đám tang của bà cụ Lý rất long trọng.

Nhiều người nghe tin dù ở xa vẫn cố tới tiễn biệt.

Có cả những người không quen biết cũng đến.

Trẻ con không hiểu thì hỏi:

“Sao lại có nhiều người như vậy?”

Người lớn trả lời:

Hạt Dẻ Rang Đường

“Vì bà cụ lý đã đi làm thần tiên rồi, mọi người đến tiễn đưa.”

Trẻ con nghe xong liền hiểu, cũng nghiêm túc dập đầu bái lạy.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Mẹ Lý Thái Sơn và những người con dâu khác, dù cũng đã già, nhưng ai cũng khóc thương đau đớn.

Vì bà cụ là người mẹ chồng tốt nhất trên đời.

Thế hệ của họ, thật sự rất khổ.

Mẹ chồng khi ấy giống như trời vậy, là tồn tại cao cao tại thượng.

Bạn bè đồng trang lứa, ai mà chẳng từng bị mẹ chồng mắng chửi, đánh đập?

Nhẹ thì bị chửi, nặng thì bị nhốt trong kho, không cho ăn, không cho uống.

Mà còn có chuyện sinh con đẻ cái…

Phụ nữ trẻ thời nay đã là có phúc, còn có thể ngồi cữ đàng hoàng…

Nhưng mà năm xưa, thời của họ thì làm gì có chuyện “ở cữ”?

Sinh con chẳng khác nào đẻ trứng, “gà mái đẻ trứng vất vả bao nhiêu?” chính là nguyên văn lời của nhiều bà mẹ chồng thời đó, hoàn toàn không chút thêm bớt.

Có thể tưởng tượng được, hồi xưa làm dâu nhỏ bé, thấp kém, vô giá trị đến mức nào rồi chứ?

Người ta vẫn nói: “Nhiều năm làm dâu, cuối cùng thành mẹ chồng”, nhưng chữ “nhiều năm” đó, thật sự không phải chuyện đùa.

Người thời sau nếu quay về quá khứ, chỉ e chưa đến một ngày đã chịu không nổi.

Nhưng mấy chị em dâu như mẹ Lý Thái Sơn , chưa từng bị đối xử như vậy.

Con cái của họ hầu như đều do mẹ chồng đỡ đẻ.

Đích thân bà đỡ, sau đó còn chăm sóc họ ở cữ.

Dù không phải chăm sóc nhiều, nhưng cũng nấu cơm, luộc trứng, đỡ đần đôi chút.

Với thời đó, như vậy thật sự là quá tốt rồi. Không còn gì để chê trách.

Trước khi tách hộ, trong nhà ai sinh con thì gà đẻ trứng đều dành cho người đang ở cữ.

Công bằng, công chính, không thiên vị ai.

Cũng vì vậy mà mấy chị em dâu trong nhà, chưa từng cãi cọ lục đục.

Sau này chia nhà rồi, ai cũng muốn tranh nhau nuôi dưỡng mẹ chồng.

Nhưng bà cụ không nỡ rời căn nhà cũ, vẫn ở lại đó sống cùng con trai út là bố Lý Thái Sơn .

Thế nhưng suốt bao nhiêu năm, cụ chưa bao giờ làm phiền con cháu.

Ngược lại, vì cụ đi đỡ đẻ khắp nơi, thu nhập còn hỗ trợ lại cho con cái.

Về sau, cụ còn vào bệnh viện, hướng dẫn phương pháp sinh nở bằng hô hấp, từ đó lan truyền rộng rãi, giúp đỡ được rất nhiều sản phụ.

Bệnh viện còn đích thân tặng cờ khen ngợi, đúng là vinh quang rạng rỡ tổ tông, cả gia đình đều hãnh diện.

Mà cụ thật sự xứng đáng với sự vinh quang đó.

Cụ đỡ đẻ chưa bao giờ đòi hỏi phong bì quá tay.

Người có tiền thì nhận chút ít cho phải phép, người không có thì cụ không nài nỉ, cùng lắm người ta đưa mấy trứng gà, vài hạt thóc, cụ vẫn nhận với gương mặt vui vẻ.

Gặp nhà ai khó khăn, cụ còn chỉ nhận một nửa lễ cảm ơn, chỉ lấy lấy lệ.

Nhiều năm qua, mười dặm tám thôn, ai mà không biết tiếng bà cụ?

Lần này bà cụ về trời làm thần tiên, nhiều người từng được cụ đỡ đẻ còn dẫn cả con cái đến tiễn biệt.

Mẹ Lý Thái Sơn và các chị dâu, tuy cũng đã có tuổi, nhưng ai cũng khóc đau đớn như trẻ con.

Ai nấy đều nói:

“Nếu có kiếp sau, con vẫn muốn làm dâu của mẹ, vẫn muốn gọi mẹ là mẹ.”

Cả làng cũng vô cùng xúc động.

Vì so sánh thật sự quá rõ ràng.

Như nhà họ Đoạn trước đó, hay mẹ của Lý Phong Thu, khi mất chẳng ai khóc, chẳng ai đưa tiễn.

Đủ để thấy cuộc đời đó thất bại đến nhường nào.

Vì không phải người phụ nữ nào làm mẹ chồng rồi cũng có thể đối xử tốt với con dâu.

Nhiều người từng bị áp bức, về sau lại muốn cho con dâu trải nghiệm lại những gì họ từng chịu đựng, và cuối cùng lại biến thành chính cái người mà họ từng căm ghét nhất.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện