0901755866

Sinh viên mới ra trường cần gì để dễ tìm việc

Những kỹ năng sinh viên cần phải có để tìm việc

Để có thể đối đầu với những thách thức và thay đổi trong tương lai, sinh viên sẽ cần có những tố chất mang tính bền vững để tồn tại trong cuộc sống vốn có tính cạnh tranh cực kỳ cao như hiện nay. Ngoài việc trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng nền tảng, mọi sinh viên đều cần phải luôn cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng hiện đại, mới mẻ để theo kịp trào lưu.

Sinh viên mới ra trường cần gì để dễ tìm việc

Sinh viên mới ra trường cần gì để dễ tìm việc

Theo bà Trương Hoài Anh, Phó Chủ tịch phụ trách Thương mại của Lazada Việt Nam: “Trong quá trình làm việc, tôi luôn bắt mình phải tích lũy những kỹ năng mới và học lại kỹ năng đã có để luôn sẵn sàng thích ứng với mọi thay đổi. Khi có tư duy tiếp cận mới và cách giải quyết vấn đề sáng tạo, tôi sẽ luôn đạt được những gì mình muốn làm”

Bên cạnh đó, bà Manuela Spiga, Giám đốc khu vực mảng hướng nghiệp và quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học RMIT Việt Nam, cũng đưa ra 10 kỹ năng mà các bạn trẻ cần có trong thời đại 4.0: “giải quyết vấn đề; tư duy phản biện tốt; khả năng sáng tạo; quản trị nhân sự; phối hợp làm việc nhóm; có trí tuệ cảm xúc; đánh giá và quyết định; tư duy dịch vụ; kỹ năng đàm phán và tư duy linh hoạt”.

Đây cũng chính là những kỹ năng mà sinh viên của RMIT đã được đào tạo, tích lũy ngay từ năm thứ nhất. Những sinh viên ở đây được yêu cầu làm đề án thực tế ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Từ đó, họ sẽ được tôi luyện, tích lũy kỹ năng xử lý vấn đề, đánh giá, quyết định, tư duy linh hoạt. Ngoài ra, họ cũng được khuyến khích làm việc nhóm, tranh luận với giảng viên đồng thời đưa ra những giải pháp mới mẻ để rèn luyện những kỹ năng còn lại.

Ngoài ra, việc hiểu biết về văn hóa quốc tế và kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa cũng là một yếu tố cần được rèn luyện, củng cố. Trong những năm qua, RMIT đã đẩy mạnh các chương trình trao đổi, chuyển tiếp sinh viên tới 200 trường đối tác ở 40 quốc gia.

3 bước để sinh viên có thể sẵn sàng đón nhận công việc

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, ngoài học chuyên ngành, các sinh viên trong còn cần làm quen với môi trường công việc để làm quen, “giảm sốc” tối đa trước khi bắt đầu bước vào làm việc chính thức. Từ đó, chương trình đào tạo tại trường được thiết kế như một chương trình làm quen công việc gồm 3 giai đoạn chính: Khám phá, Trải nghiệm và Dấn thân.

Giai đoạn khám phá trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng để chuẩn bị cho các môn học chuyên sâu trong tương lai. Giai đoạn trải nghiệm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành, nghề mà mình lựa chọn bằng việc học kỹ lý thuyết kết hợp với nghiên cứu kỹ các tình huống thực tế, kỹ năng công việc. và giai đoạn dấn thân bắt đầu khi sinh viên được giao làm các dự án nhóm cho khách hàng là công ty, tổ chức có nhu cầu, học cách thuyết trình để nhận phản hồi của khách hàng, tham gia các chương trình, cuộc thi mô phỏng thực tế,….

Nếu đang có mong muốn được thử sức với môi trường công việc, khám phá khả năng của bản thân để quyết định con đường sẽ đi trong tương lai, các bạn sinh viên sư phạm, bách khoa,…có thể nhận làm gia sư dạy kèm tại nhà ở trung tâm Gia Sư Thành Công để được học hỏi, cọ sát và từ đó tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị cho một công việc giảng dạy trong tương lai.